Nguy cơ bệnh thần kinh ngoại biên do bổ sung quá nhiều vitamin B6

Vitamin B6 có trong nhiều chất bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất, có thể gây ngộ độc và bệnh thần kinh ngoại biên, nếu dùng quá liều. Đây là một tác dụng phụ cần đặc biệt lưu ý khi muốn bổ sung vitamin B6.

Vai trò của vitamin B6

Vitamin B6 (pyridoxine) là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể được tìm thấy trong các chất bổ sung vitamin bán sẵn trên thị trường.

Cơ thể sử dụng vitamin B6 trong nhiều phản ứng enzym, bao gồm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh, chuyển hóa axit amin, chuyển hóa glucose, chuyển hóa lipid, tổng hợp và chức năng hemoglobin, và biểu hiện gen.

Rất hiếm khi có sự thiếu hụt đáng kể vitamin B6, mặc dù các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người có thể bị thiếu nhẹ, đặc biệt là trẻ em và người già. Người uống nhiều rượu, người có bệnh lý tuyến giáp hoặc đang dùng một số loại thuốc cũng có thể dễ bị thiếu hụt vitamin B6.

Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B6 nghiêm trọng bao gồm:

• Yếu cơ
• Lo lắng
• Cáu gắt
• Trầm cảm
• Khó tập trung
• Mất trí nhớ ngắn hạn

Trước đây, bổ sung vitamin B6 liều cao được sử dụng để điều trị một số bệnh bao gồm động kinh phụ thuộc vitamin B6, hội chứng ống cổ tay, hội chứng tiền kinh nguyệt, ngộ độc nấm, tự kỷ, tăng vận động và bệnh Parkinson.

Theo ước tính, lượng vitamin B6 từ thực phẩm trung bình khoảng 1,9 mg / ngày.  Việc hấp thụ các nguồn pyridoxine có trong thực phẩm sẽ không gây độc. Các trường hợp ngộ độc vitamin B6 được báo cáo là do dùng thuốc bổ sung quá liều lượng.

Bệnh thần kinh ngoại biên, một tác dụng phụ của vitamin B6

Bệnh thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ đã biết của vitamin B6 và được đặc trưng bởi ngứa ran, bỏng rát hoặc tê, thường ở bàn tay hoặc bàn chân. Việc chẩn đoán chậm trễ và tiếp tục bổ sung có thể dẫn đến sự tiến triển của bệnh thần kinh.

Bệnh thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ của vitamin B6.

Hiện bất lợi về bệnh thần kinh ngoại biên do vitamin B6 thường không được người tiêu dùng chú ý. Vì các sản phẩm có chứa dưới 50 mg vitamin B6 không bắt buộc phải hiển thị cảnh báo trên nhãn. Điều này có thể khiến người tiêu dùng khó xác định các phản ứng phụ có thể xảy ra liên quan đến vitamin B6, có khả năng dẫn đến tiếp tục phơi nhiễm và tiến triển bệnh thần kinh.

Do nguy cơ này, nên hiện nhiều cơ quan quản lý thuốc yêu cầu các loại thuốc có chứa liều hàng ngày vitamin B6 trên 50mg hoặc tương đương bắt buộc phải thực hiện tuyên bố sau: “CẢNH BÁO – Ngừng dùng thuốc này nếu cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc tê và đến gặp bác sĩ chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt.”

‎Vitamin B6 thường có mặt trong các sản phẩm bán sẵn như các chế phẩm đa sinh tố và khoáng chất và phức hợp vitamin B, thường được kết hợp với magiê hoặc kẽm.

Hiện có ba dạng vitamin B6 có sẵn trong các sản phẩm: pyridoxine hydrochloride, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxal 5-phosphate monohydrate.

Bệnh thần kinh ngoại biên cũng có thể xảy ra với liều hàng ngày dưới 50mg vitamin B6, hoặc ở những người dùng nhiều hơn một sản phẩm có chứa vitamin B6.

‎Rủi ro thay đổi tùy thuộc vào sự khác biệt ở mỗi người. Một số trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên liên quan đến vitamin B6 cũng là do ăn quá nhiều hoặc uống đồng thời nhiều loại thuốc có chứa vitamin B6.

‎Bệnh thần kinh ngoại biên không liên quan đến việc hấp thụ vitamin B6 trong chế độ ăn uống bình thường. Nhưng nếu đang sử dụng các sản phẩm có chứa vitamin B6, hãy lưu ý các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi, như ngứa ran, bỏng rát hoặc tê. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, nên ngừng dùng sản phẩm và tìm lời khuyên của bác sĩ.

Theo SKĐS

12 thoughts on “Nguy cơ bệnh thần kinh ngoại biên do bổ sung quá nhiều vitamin B6

  1. Pingback: colt python 4.25

  2. Pingback: Magic Mushrooms Blue

  3. Pingback: nagaqq

  4. Pingback: 789 คาสิโน

  5. Pingback: ชาภู่หลาน สรรพคุณ

  6. Pingback: führerschein kaufen

  7. Pingback: Bathroom Reglazing

  8. Pingback: bk8 thai

  9. Pingback: เพิ่มยอดวิว

  10. Pingback: pod

  11. Pingback: faceless youtube niches

  12. Pingback: go x honolulu

Comments are closed.